Phốt Manulife 2024 - Đánh giá chân thực từ người trong ngành

Khám phá sự thật về Bảo hiểm Manulife. Giải mã những phốt bảo hiểm Manulife lừa đảo thông qua những câu chuyện thực tế và đánh giá chân thực từ người dùng.

TIN TỨCBẢO HIỂM

David Dam

6/13/20249 phút đọc

Phân tích trung lập Bảo hiểm Manulife 2024 - Phốt và những điều cần biết
Phân tích trung lập Bảo hiểm Manulife 2024 - Phốt và những điều cần biết

Khai báo AI:

Bài viết này hoàn toàn không sử dụng AI.

I. Giới Thiệu

Bảo hiểm Manulife, một trong những công ty bảo hiểm hàng đầu thế giới, đã thu hút sự chú ý của hàng triệu người dùng với các dịch vụ và sản phẩm đa dạng của mình. Tuy nhiên, điều này cũng đi kèm với những đồn đoán và nghi vấn xoay quanh uy tín và chất lượng dịch vụ của công ty. Trong bối cảnh này, bài viết này sẽ phân tích một cách trung lập về Bảo hiểm Manulife, nhằm mang lại cái nhìn toàn diện và khách quan về các khía cạnh của công ty.

A. Manulife và vị thế trên thị trường

Tập đoàn tài chính Manulife (còn được gọi là Financière Manuvie ở Quebec) là một công ty bảo hiểm đa quốc gia Canada và nhà cung cấp dịch vụ tài chính có trụ sở tại Toronto, Ontario. Công ty hoạt động ở Canada và Châu Á với tên gọi "Manulife" và ở Hoa Kỳ chủ yếu thông qua bộ phận tài chính John Hancock. Manulife là công ty bảo hiểm lớn nhất ở Canada và là công ty quản lý quỹ lớn thứ 28 trên thế giới theo tổ chức AUM thống kê, có thời điểm đã phục vụ hơn 26 triệu khách hàng trên toàn thế giới.[1]

Công ty hoạt động ở Việt Nam dưới tên "Công ty TNHH Manulife Việt Nam" từ năm 2005, giấy phép kinh doanh 13-GP/KDBH, trụ sở chính tại Tòa nhà Manulife Plaza, 75 Hoàng Văn Thái, P. Tân Phú, Quận 7, Tp. Hồ Chí Minh.

B. Tóm Tắt Về Tin Đồn và Nghi Vấn Lừa Đảo

Điểm lại tất cả những lần Manulife bị lên án kể từ khi thành lập, ta thấy có 3 lý do chính như sau:

  • Liên kết với ngân hàng để bán bảo hiểm.

  • Tranh chấp quyền lợi giữa công ty bảo hiểm và khách hàng.

  • Minh bạch trong tư vấn và hợp đồng.

Để hiểu rõ hơn những nghi vấn này, chúng ta hãy cùng điểm qua những tai tiếng lớn Manulife từng gặp và những sự thật đằng sau chúng nhé.

II. Các tai tiếng của Manulife

A. Liên Kết Với Ngân Hàng để Bán Bảo Hiểm - Ngân hàng được tiền, Bảo hiểm được khách.

Liên kết chặt chẽ giữa Manulife và các ngân hàng đang gây tranh cãi về mức độ minh bạch và ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng. Đơn cử như năm 2023, Manulife và Techcombank đã ký hợp đồng độc quyền với nhau lên đến 15 năm [2]. Điều này rõ ràng chỉ ra rằng kênh ngân hàng hẳn là một kênh bán hàng rất có lợi ích cho các công ty bảo hiểm.

Ở không ít ngân hàng, các nhân viên ngân hàng không ít lần ra điều kiện khách hàng phải mua gói bảo hiểm nhân thọ để được nhanh chóng giải ngân khoản vay, hay để được tăng lãi suất gửi tiền [3]. Điều không ít người biết là trong mối quan hệ liên kết này, ngân hàng là bên có được lợi nhuận tốt nhất. Trong tài chính của một hợp đồng bảo hiểm, trong khoảng 3 đến 5 năm đầu, phí khách hàng đóng sẽ trực tiếp vào túi của ngân hàng chứ không phải công ty bảo hiểm (!). Đổi lại, công ty bảo hiểm sẽ được một tệp khách hàng đóng phí và kỷ luật cao hơn nhiều so với khách hàng thông thường.

Liên kết mạnh mẽ với ngân hàng có thể tạo ra xung đột lợi ích gây ảnh hưởng đến quyền lợi khách hàng. Mô hình kinh doanh này không minh bạch, vì khách hàng có thể không nhận thức được rằng họ đang mua sản phẩm từ một công ty bảo hiểm thông qua ngân hàng. Thêm nữa, nhân viên ngân hàng không được đào tạo kỹ càng trong tư vấn bảo hiểm, cũng không phải là người cọ sát thực tế trong chăm sóc và bảo vệ quyền lợi khách hàng khi khách cần lấy tiền bảo hiểm, do đó, là một người dùng thông minh, chúng ta nên tránh mua bảo hiểm tại ngân hàng trừ khi đã hiểu rõ về hợp đồng.

B. Tranh Chấp Quyền Lợi Giữa Manulife và Khách Hàng - Manulife vẫn chấp hành đúng nguyên tắc.

Trong quá khứ, Manulife đã đối mặt với nhiều vấn đề tranh chấp quyền lợi, đặt ra những thách thức đáng kể cho cả khách hàng và công ty. Tuy nhiên công ty vẫn đang thực hiện bồi thường bình thường và nghiêm túc, đơn cử như Manulife đã chi trả lên tới 1500 tỷ đồng trong 1 năm theo hợp đồng [4].

Trong các trường hợp tai tiếng khi công ty từ chối bồi thường, nhiều ý kiến cho rằng công ty là đã không đối xử công bằng với khách hàng, cố ý dùng điều khoản khó khăn để lách luật. Tuy nhiên, đào sâu vào các tranh cãi bồi thường này trên mạng, ta thấy khi có sự tham gia của các tư vấn viên kỳ cựu của công ty thì hầu như vẫn được xử lý rất thỏa đáng theo hợp đồng.

Cách Manulife giải quyết các tranh chấp lợi ích là một khía cạnh quan trọng được đánh giá để hiểu rõ liệu công ty có cung cấp quy trình minh bạch và công bằng cho khách hàng hay không. Và công ty thông qua các chuyên viên tư vấn hoặc chuyên viên chăm sóc khách hàng để hỗ trợ khách hàng lấy tiền bảo hiểm đúng thủ tục. Là một người tiêu dùng thông minh, chúng ta nên có sự đồng hành của một tư vấn viên khi có bảo hiểm cho mình.

C. Minh Bạch Trong Tư Vấn và Hợp Đồng - Vẫn cần cải thiện

Minh bạch trong tư vấn và hợp đồng là một yếu tố quan trọng đối với sự hiểu biết và tin cậy của khách hàng. Qua đánh giá trực tiếp của người viết khi đọc hợp đồng của công ty Manulife cũng như đã tiếp xúc với các nhân viên của công ty, chúng ta cần lưu ý các điểm sau trong hợp đồng của Manulife và cách tư vấn (đọc thêm về review chi tiết hợp đồng Manulife tại đây):

  • Mức độ chi trả cho các bệnh: Hợp đồng của Manulife vẫn có nhiều điều khoản khó hiểu và khó lấy tiền ở các mức độ bệnh, vẫn cần sự hỗ trợ từ chăm sóc khách hàng.

  • Bệnh viên liên kết trên toàn thế giới: Manulife sử dụng điều khoản này để tạo lợi thế cạnh tranh thị trường, tuy nhiên khi tra cứu các bệnh viện trong hệ thống của Manulife thì không hề thực tiễn để sử dụng vì đó thường là các bệnh viện nhỏ, không phải nơi điều trị chính thức trong trường hợp một người gặp vấn đề ở nước ngoài.

  • Cách tư vấn của nhân viên Manulife vẫn còn rập khuôn, "văn mẫu", nhưng đây là vấn đề chung của nhiều công ty bảo hiểm.

III. Điểm sáng - Đánh giá từ khách hàng Manulife

Trên thực tế thì công ty bảo hiểm Manulife vẫn liên tục thực hiện chi trả bảo lãnh viện phí, hay chỉ trả bệnh dựa trên hợp đồng khi được yêu cầu bồi thường. Do đó, vẫn còn rất nhiều khách hàng của Manulife được công ty chăm sóc đều đặn. Các chuyên viên tư vấn của công ty vẫn làm việc và cập nhật nhiều trên Facebook, cố gắng đưa ra những trường hợp chăm sóc khách hàng và lấy tiền bảo hiểm thành công như những "chiến tích" của mình. Đây là điểm sáng của ngành cần được phát huy.

Nếu có thắc mắc về bảo hiểm và hợp đồng Manulife, chúng ta có thể lên các group Facebook đang hoạt động và đặt câu hỏi ẩn danh về hợp đồng của mình. Một vài group uy tín bạn đọc có thể xem qua:

  • Cộng đồng Tư vấn viên Bảo hiểm

  • REVIEW BẢO HIỂM

  • GIẢI ĐÁP THẮC MẮC BẢO HIỂM NHÂN THỌ - BẢO HIỂM SỨC KHOẺ - BẢO HIỂM THAI SẢN

IV. Kết luận

Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng, công ty Manulife cần cải thiện nhiều về nguyên tắc của mình khi tìm kiếm khách hàng, nên đặt khách hàng lên trước thay vì lợi nhuận. Còn về những khách hàng hiện hữu của Manulife, chúng ta có thể an tâm hơn về hoạt động và dịch vụ của công ty. Nếu gặp vấn đề về hợp đồng, đừng chần chừ mà hãy liên lạc với đội chăm sóc khách hàng của công ty để được trợ giúp nhé.

Nguồn:

[1] Về Manulife
https://
www.manulife.com.vn/vi/ve-chung-toi/ve-manulife.html

[2] Techcombank và Manulife Việt Nam ký hợp đồng độc quyền bancassurance 15 năm
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/ttncdtbh/pages_r/l/chi-tiet-tin?dDocName=MOFUCM112062

[3] Mối lợi nghìn tỷ của ngân hàng sau cái bắt tay với bảo hiểm
https://vietnamnet.vn/moi-loi-nghin-ty-cua-ngan-hang-sau-cai-bat-tay-voi-bao-hiem-2108894.html

[4] Manulife chi hơn 1.500 tỷ đồng trả cho khách hủy bỏ hợp đồng
https://tienphong.vn/manulife-chi-hon-1500-ty-dong-tra-cho-khach-huy-bo-hop-dong-post1573963.tpo